Never ask how to use, just wonder how to make...

Oct 17, 2012

Ngăn ngừa quit nhầm Chrome trên Mac

Từ lúc mình dùng Mac đến giờ, nhầm lẫn giữa ⌘Q⌘W là một trong những điều gây bực mình nhất: Thi thoảng muốn đóng một tab bằng tổ hợp ⌘W, nhưng lại bấm nhầm ⌘Q, và a lê hấp, cả trình duyệt biến mất.

Ấm ức bấy lâu, tình cờ hôm nay phát hiện ra giải pháp vô cùng đơn giản mà bạn Chrome làm hộ mình: Click vào menu Chrome ở thanh menu, chọn "Warn before quitting", dzầy là xong, haha.


Aug 30, 2012

Problem with proftpd 1.3.4 on RPMForge repository

Hôm nay gặp lỗi với proftpd trên CentOS 6. Xem log secure thì nó báo:

proftpd: PAM unable to dlopen(/lib64/security/pam_stack.so): /lib64/security/pam_stack.so: cannot open shared object file: No such file or directory

Google một vòng thì ra kết quả là do lỗi của proftpd bản build 1.3.4 trên repository RPMForge. Nếu bạn cũng gặp lỗi tương tự với bản build trên repo này, hãy gỡ ra và cài bản build của epel:
# yum remove proftpd 
# rpm -Uvh http://download.fedoraproject.org/pub/epel/6/i386/epel-release-6-7.noarch.rpm 
# yum install proftpd --disablerepo=rpmforge

Aug 7, 2012

Yum - Liệt kê danh sách file trong một gói

Để liệt kê nội dung một gói, có thể đã cài hoặc chưa cài, chúng ta sử dụng công cụ repoquery trong gói yum-utils. Nếu chưa cài gói này, chạy lệnh sau để cài đặt: 
# yum install yum-utils -y

Lệnh repoquery có 2 option hữu ích:
  -l, --list            list files in this package/group
  -q, --query           no-op for rpmquery compatibility

Chạy lệnh repoquery với 2 option trên cùng với tên gói để liệt kê danh sách các file có trong gói:
$ repoquery -ql mlocate
/etc/cron.daily/mlocate.cron
/etc/updatedb.conf
/usr/bin/locate
/usr/bin/updatedb
/usr/share/doc/mlocate-0.22.2
/usr/share/doc/mlocate-0.22.2/AUTHORS
/usr/share/doc/mlocate-0.22.2/COPYING
...

Jun 9, 2012

Install SkypeTab-NG on Fedora


SkypeTab-ng is a program that adds tabs to Skype™ for Linux (ng stands for next generation).
SkypeTab-ng on Github: https://github.com/kekekeks/skypetab-ng

To install it on Fedora 16-17, just run following command as root

rpm -Uvh "http://widehat.opensuse.org/repositories/home:/keks-n:/skypetab-ng/Fedora_16/noarch/skypetab-ng-0.4.10-23.1.noarch.rpm"
For other instructions (other distro, description), see see here.

May 24, 2012

How to fix Java for Google Chrome on Fedora

First, you need to install latest version of Java. You can download it from here.

Next, restart Google Chrome browser. If the problem is not solved, execute these commands as root:

# mkdir /opt/google/chrome/plugins 
# ln -s ln -s /usr/java/jre1.7.0_04/lib/i386/libnpjp2.so /opt/google/chrome/plugins/libnpjp2.so 
That's all.

Mar 24, 2012

Snag.gy - Upload ảnh từ clipboard

Bình thường khi muốn chia sẻ ảnh chụp màn hình lên web, chúng ta cần thao tác các bước như sau:

1. Dùng phím PrintScr để chụp màn hình, hoặc Alt+PrintScr để chụp cửa sổ hiện hành. Hình ảnh được chụp sẽ được lưu vào clipboard.
2. Mở một chương trình chỉnh sửa ảnh, Paint chẳng hạn, và paste hình ảnh từ clipboard. Sau một vài bước chỉnh sửa đơn giản, chúng ta lưu ra một file JPG, PNG hoặc GIF.
3. Upload ảnh lên một dịch vụ chia sẻ ảnh như Photobucket hoặc Imagebin, rồi lấy link và chia sẻ mọi người.

Tuy nhiên, có một phương pháp hữu hiệu hơn, giúp rút ngắn quá trình trên:


Đây là dịch vụ được cung cấp bởi snag.gy. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn chỉ cần chụp ảnh màn hình và lưu vào clipboard bằng phím PrintScr, sau đấy mở trang snag.gy, dùng phím tắt Ctrl + V. Xong phần của bạn, còn sau đó snag.gy sẽ đọc ảnh từ clipboard và upload lên dịch vụ, rồi trả về một URL, bạn chỉ cần gửi địa chỉ này cho bạn bè.

Ngoài ra, nếu bạn muốn, snag.gy cũng cho phép bạn chỉnh sửa ảnh sau khi tải lên, với một số thao tác cơ bản như crop hoặc add text.

Và đây là một ảnh mình vừa screenshot:


Mar 18, 2012

5 Linux GUI tool giúp tăng hiệu suất làm việc


Trên máy tính cá nhân của tôi, chạy Fedora Linux, đây là những tiện ích bắt buộc phải có. Thực sự những công cụ này đã giúp tôi nâng cao hiệu suất làm việc. Và hôm nay chợt nghĩ đến việc viết entry này, để chia sẻ cho những người cần biết. Nếu bạn cũng biết những công cụ tương tự, hoặc hay hơn, hãy chia sẻ cùng tôi. Xin chân thành cảm ơn.

1. Cluster-SSH
I hate doing something again and again and again. And CSSH came to save my life.
Thông qua một cửa sổ admin, CSSH cho phép điều khiển cùng một lúc nhiều cửa sổ xterm, tương tác đồng thời với nhiều server, thông qua giao thức kết nối SSH. Chỉ cần gõ bất cứ kí tự nào trên giao diện quản lý, nó đều được chuyển trực tiếp qua các cửa sổ xterm của các server (tất nhiên, bạn vẫn có thể làm việc riêng trên giao diện xterm của từng server). Công cụ này đặc biệt hữu ích khi phải làm một loạt thao tác giống nhau trên nhiều máy chủ (một webserver cluster chẳng hạn).


2. KeePassX
A person may have about 100 accounts. But a sysadmin must hold up to a billion password for user accounts.
Đùa đấy, chỉ tầm vài trăm đến một ngàn thôi, nhưng cũng đủ mệt rồi bạn nhỉ? Để quản lý mớ lằng nhằng này, chúng ta cần một công cụ an toàn, tiện dụng và tốt nhất là đa nền tảng. Và có một tiện ích nguồn mở đáp ứng rất tốt những yêu cầu này: KeePassX. Nó an toàn vì nó được mã hóa và bảo vệ bằng một master key, là mật khẩu duy nhất mà ta phải nhớ. Tất cả các mật khẩu khác đều có thể được lưu trữ trong một cây thư mục, với bao nhiêu cấp tùy ý, và có thể search dễ dàng nhờ công cụ tìm kiếm hoàn hảo. Hệ thống phím tắt local/global rất tiện dụng, giúp ta có thể kích hoạt KeePassX bất cứ lúc nào, và hỗ trợ copy username/password vào clipboard. Ta cũng cần phải nhắc đến hai tính năng hữu ích khác là auto-type password generator. Cuối cùng, bạn có thể mở file database của KeePass trên bất cứ nền tảng nào: Linux, Windows, iOs, Android, RIM, J2ME...


3. Guake/Yakuake
I am a system administrator. So I'd love to type commands anywhere and anytime.
Tiếp đến là terminal. Công cụ mặc định trên Gnome là gnome-terminal, và trên KDE là Konsole. Đây là những terminal chỉ ở mức đủ dùng. Nếu muốn nâng cao hơn nữa năng suất làm việc, hãy thử các terminal dạng drop-down như Guake cho Gnome (hoặc Yakuake cho KDE). Sau khi cài, bất cứ khi nào bạn muốn, hãy nhấn phím F12, một terminal sẽ trải xuống từ đỉnh màn hình, cho phép bạn gõ lệnh ngay lập tức. Thử đi, bạn sẽ thấy thực sự hữu ích, và đẹp nữa. Thêm vào đó, kể cả nếu bạn không phải là quản trị viên, chỉ cần bạn sử dụng Linux, bạn cũng sẽ thích Guake.


4. phpMyAdmin/Navicat
I love my commandline, but I also need a GUI tool
Nếu phải làm việc với một hệ quản trị CSDL như MySQL, bạn sẽ cảm thấy cần đến sự giúp sức của một công cụ đồ họa. Tôi xin đề xuất 2 cái tên là Navicat và phpMyAdmin, một công cụ có phí và một tiện ích nguồn mở, và cả hai đều thực sự là những sản phẩm xuất sắc, hỗ trợ đầy đủ các tính năng mà một người quản trị cơ sở dữ liệu cần.

5. Sublime Text 2 (beta)
This is the text editor you'll fall in love with.
Cuối cùng, chúng ta cần một text editor. Tất nhiên Vim/Emacs/Gedit/Kate đều là các tiện ích rất tốt. Nhưng khi mình thử Sublime Text 2, mình nhận ra rằng đây mới xứng đáng là GUI text editor tốt nhất, dù bạn đang dùng Linux, Windows hay Mac OSX. Ngoài việc nhẹ, nhanh, tự động hóa (thông qua snippet và macro) và hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, Sublime Text 2 còn có thêm những tính năng chết người khác như minimap (một bản đồ nhỏ cho ta biết ta đang ở đâu, nhất là khi đang chỉnh sửa những file dài), multi-select (chọn và sửa đồng thời nhiều chỗ khác nhau), và một số lượng ngày một lớn các plugin có thể cài đặt thông qua một công cụ quản lý gói tuyệt vời. Nhưng có một điểm duy nhất có thể làm bạn không vui:  Sublime Text không phải là một công cụ miễn phí. Tuy nhiên họ cho phép bạn thoải mái sử dụng bản beta, và dù sao, trả tiền cho một sản phẩm mình hoàn toàn hài lòng cũng là một việc hợp đạo lý thôi >:).

Cài thêm gói plugin trong Sublime Text 2

Nov 28, 2011

Quản trị hệ thống và 8 điều cần nhớ




1. Không tiến lên nếu không có đường lùi: Đừng thực hiện bất cứ hành động gì mà không thể phục hồi, kể cả việc xoá file tạm (tốt nhất là đừng dùng lệnh xoá, hãy dùng lệnh move).

2. Luôn kiểm tra dữ liệu sao lưu, đừng mù quáng khẳng định rằng mọi thứ vẫn ổn. Hệ thống sao lưu tự động có thể bị lỗi vào một ngày xấu trời. Phải đảm bảo rằng luôn có thể phục hồi dữ liệu từ bản sao lưu.

3. Ghi chép lại các công việc đã làm, kể cả những việc không thể quên, vì kiểu gì chúng ta cũng sẽ quên ;).

4. Nếu làm 1 công việc đến lần thứ 2, hãy viết script.

5. Luôn nhớ: Chúng ta đang làm việc phục vụ người khác, chúng ta không phải là chủ của hệ thống, nên đừng đùa nghịch với hệ thống. Đừng đem hệ thống ra làm chuột bạch thí nghiệm.

6. Kiểm tra dữ liệu sao lưu.

7. Bác học cũng không ngừng học. Những kiến thức mới sẽ giúp công việc chúng ta nhẹ nhàng hơn, và giúp hệ thống hoạt động ổn định và an toàn hơn.

8. Một lần nữa, hãy kiểm tra bản backup.

Nov 2, 2011

Trở lại với Blogger

Hôm nay vào blog Gmail thấy giao diện khác quá, vội quay lại Blogspot của mình thì cảm thấy rất thú vị khi biết nó đã bổ sung giao diện mới Dynamic view, với nhiều kiểu hay ho như Timeline, Mosaic hoặc Magazine. Sau một hồi vọc vạch, quyết định change giao diện blog mình về kiểu magazine sidebar, và từ nay sẽ tìm lại thói quen viết, hehe.

Về phần bạn Blogspot, phải công nhận là dạo này bạn ấy thay đổi rất nhiều. Trong bối cảnh các mạng xã hội lên ngôi, các tumblelog cũng được đà phát triển, rõ ràng là blog truyền thống, với những sự bất tiện của mình, đang mất thị phần nghiêm trọng. Google ý thức được điều này, nên đã thực hiện rất nhiều "biến tấu" đối với Blogspot, với sự đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian, đồng thời nâng cao tính thẩm mĩ và tiện dụng, từ giao diện admin tới khung soạn thảo, và cả giao diện chính của blog. Đó là sự đổi mới toàn diện, từ tổng quan đến chi tiết. Bạn có thể xem chi tiết những sự thay đổi này ở đây. Có thể nói, với sự thay máu đợt này, Blogspot đã trở thành dịch vụ blog tiện dụng nhất.

Để kết thúc entry này, chúng ta hãy quay trở lại với giao diện Dynamic Views qua clip giới thiệu từ Blogger team:

Jul 3, 2011

Sunday clip: The Story of Linux - Câu chuyện của 20 năm

Chủ nhật là ngày thoải mái nhất để xem các video clip. Hôm nay chúng ta sẽ xem một clip của Linux Foundation, thực hiện nhân dịp kỉ niệm 20 năm Linux. Chúng ta sẽ cùng nhớ lại Linus Torvald đã viết ra Linux như thế nào, liên hệ với dự án GNU ra sao, và cùng xem cách mà Linux đã làm thay đổi thế giới 20 năm qua.


P/S: Tất nhiên, mỗi chúng ta đều xuất hiện trong câu chuyện này ;))

Jun 26, 2011

Sunday clip: Linux AD - What does it me

Clip rất hay và sáng tạo, nội dung thể hiện triết lý của Linux ^^. Tác phẩm lọt vào top 5 của cuộc thi "We're Linux".