Never ask how to use, just wonder how to make...

Nov 27, 2008

Gmail themes

Now Google lets us choose themes for Gmail ^^. There are about 30 themes. So cool.

Nov 4, 2008

Cài đặt Ubuntu/Kubuntu 8.10 từ USB

1. Chuẩn bị

- Hệ điều hành Windows XP/Vista.

- File ISO Ubuntu 8.10 (link download) hoặc Kubuntu 8.10 (link download).

- USB dung lượng lớn hơn hoặc bằng 1 GB.

- Chương trình HP USB Disk Storage (link download).

- Công cụ tạo USB khởi động:
+ link dành cho Ubuntu (file nén exe)
+ link dành cho Kubuntu (file nén rar)

[*] Từ bây giờ tớ sẽ chỉ hướng dẫn cho Ubuntu, bạn nào cài Kubuntu thì cứ thay chữ Ubuntu bằng Kubuntu là okie ^^.

2. Tạo USB khởi động

- Kết nối máy tính với USB.

- Đầu tiên các bạn sử dụng chương trình HP USB DS format USB của bạn về định dạng FAT32.

- Tiếp đó giải nén cái công cụ tại USB khởi động ở trên vào đâu đó trên đĩa cứng, ta được thư mục Ubuntu810.

- Copy file ISO của Ubuntu 8.10 vào thư mục Ubuntu 8.10.

- Chạy file Ubuntu810.bat trong thư mục Ubuntu810.

- Làm theo hướng dẫn trên cửa sổ hiện ra, và chờ đến khi nó báo thành công.
3. Cài đặt Ubuntu 8.10

- Khởi động lại máy tính

- Vào BIOS thiết lập chế độ khởi động từ USB (cái này cách làm tùy BIOS, nhưng hầu hết BIOS không quá cũ đều hỗ trợ ^^).

- Tiếp tục cài đặt như khi cài từ LiveCD.

4. Tổng kết

Việc cài từ USB có nhiều ưu điểm hơn cài từ LiveCD do tận dụng được khả năng đọc/ghi tốc độ cao của USB, tiết kiệm được cả thời gian (thời gian cài đặt ở máy tớ là 8 phút) và tiền bạc (tiền đĩa CD và hao mòn ổ ghi =))).

Nếu đã có LiveCD, bạn cũng có thể tạo USB cài Ubuntu bằng cách boot vào LiveCD và làm như sau:


Bài viết này tớ có tham khảo từ pendrivelinux. Cái tool dành cho Kubuntu 8.10 là do tớ edit từ cái dành tool cho Ubuntu nên không có định dạng exe như cái của pendrivelinux ^^.

Nov 2, 2008

[Đánh giá] Kubuntu 8.10


Vào ngày cuối tháng 10, khi Halloween đã tới rất gần, một sự kiện được trông đợi bởi những chiếc đồng hồ đếm ngược đã xảy ra: Bản Ubuntu 8.10 đã ra đời. Kèm theo đó là các phiên bản trên các nền đồ họa khác: Kubuntu 8.10, Xubuntu 8.10.

Trước hết xin gửi lời cảm ơn đến bác CườngNV @ JAIST. Bác có lẽ là người đầu tiên làm mirror Ubuntu 8.10 ở Việt Nam cho anh em download và cài đặt Ubuntu ngay khi đang còn nóng. Bác cũng update ngay con Kubuntu khi em yêu cầu ^^.

Theo như phản ánh của anh em Fotech thì bản Ubuntu 8.10 khá là chán. Việc thực hiện upgrade có tỷ lệ thất bại khá cao. Thêm vào đó, khả năng nhận phần cứng (card wireless, card màn hình) chưa tốt (còn tệ hợn bản RC :(). Có lẽ đây là hệ quả của sức ép từ phần sau dấu chấm của con số 8.10 gây ra. Rõ ràng tuyên bố trước là đúng 6 tháng sẽ phát hành một phiên bản khiến cho dù phiên bản chưa thật hoàn chỉnh vẫn phải tung ra.

Tớ chỉ mới cài thử bản Kubuntu 8.10 trên laptop. Tuy nhiên tớ đánh giá khá cao bản này. Kubuntu 8.10 được xây dựng dựa vào nền đồ họa KDE 4.1 khá tốt. KDE 4.1 có khá nhiều tính năng nổi bật thú vị.

KDE 4.1 là bản cải tiến của KDE 4.0. Khái niệm Desktop đã được thay đổi hoàn toàn. Bây giờ Desktop được gọi với tên mới là Plasma, là nơi để đính các Gadget, và chính các Gadget này với độ tùy biến cao sẽ mang lại các tiện ích cho người sử dụng. Thanh Start menu được thiết kế thành các Tab tiện lợi và có bổ sung ô search thông minh (đú theo Vista ^^). Phiên bản 4.1 bổ sung những điểm thiếu sót cho KDE 4.0: Gadget Folder view cho phép đưa một thư mục bất kỳ lên Plasma; main panel có tính tùy biến cao; bổ sung thêm công cụ Grub editor tiện lợi.

Một điều đáng nói ở Kubuntu 8.10 là vấn đề giao diện và font chữ đã được cải thiện đặc biệt. Các bạn có thể thấy rõ nhất điều này khi cài thử FF3. Đã không còn những font + giao diện xấu mù, mà thay vào đó là một bộ mặt hoàn toàn khác.

Bản Kubuntu 8.10 cũng đã fix được khá nhiều lỗi liên quan đến tính tương thích phàn mềm. Tớ dùng thử một ngày mà chưa gặp lỗi crash lần nào. Tớ cài bộ gõ XUnikey, để chế độ Foward, và tớ có thể sử dụng nó với hầu hết các phần mềm (trừ Konqueror không sao gõ được tiếng Việt).
Tuy nhiên tớ vẫn còn vướng một số vấn đề nhỏ khi sử dụng bản này. Tớ không thể mở được các file mp3 bằng Amarok. Tớ cũng không thể kết nối wireless được (cái này không biết do hệ điều hành hay tại AP nữa ^^). Kopete không thể kết nối được máy chủ Yahoo (một số anh em Fotech bảo là do máy chủ lỗi, tạm tin vậy ^^).

Kết lại một câu là Kubuntu 8.10 cũng đáng để dùng đấy chứ nhỉ ^^.

Nov 1, 2008

Truy cập phân vùng Linux từ Windows

Bạn dùng song song 2 hệ điều hành Windows và Linux? Trong Linux có thể truy cập phân vùng NTFS bằng NTFS-3G, thật là dễ dàng. Nhưng từ Windows nếu muốn truy cập vào phân vùng ext2, ext3 thì bạn phải làm thế nào? Thực ra là có khá nhiều cách, và đều không phức tạp hơn NTFS-3G. Bài viết này tớ sẽ giới thiệu 2 phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất ^^.

1. Ext2 Installable File System (Ext2IFS)
Bạn có thể download phần mềm này từ địa chỉ: http://www.fs-driver.org/index.html.

Quá trình cài đặt rất đơn giản, bộ cài đặt sẽ tự scan (các) ổ cứng của bạn và hiển thị tất cả các phân vùng như hình dưới. Bạn có thể chọn chữ cái cho các phân vùng bạn muốn sử dụng.


Sau khi chọn Next, bộ cài sẽ hiển thị phần Release note của version. Phần này có rất nhiều thông tin có ích, các bạn nên đọc kỹ:


Và đây là kết quả ^^:


Ưu điểm: Truy cập dễ dàng với Windows Explorer như là một phân vùng Windows ^^. Có thể tùy biến quyền ReadOnly hoặc không :D.
Nhược điểm: Chỉ hỗ trợ số inode tối đa là 128bytes, do đó chỉ hoạt động tốt với phân vùng Ext2 và cả Ext3 nếu Ext3 được format dưới dạng số inode 128bytes (tham số -i của lệnh mkfs.ext3).
* Khuyến cáo: Nếu bạn sử dụng Windows Vista, hãy tắt tính năng User Account Control để đảm bảo không xảy ra lỗi khi truy cập phân vùng Linux .

2. Total Commander + Plugin ext2+reiser
(Nguồn: http://tuyetkiem.wordpress.com/2008/10/28/l%...B-windows/)

Nếu bạn đã khá quen với sự tiện dụng của Total Commader (TC) thì có một plug-in khá hữu ích, bổ sung cho TC tính năng truy cập các định dạng phân vùng Linux như ext2, ext3, reiserfs.

Bạn có thể download plugin trên ở đây: http://www.ghisler.com/plugins.htm.

Ưu điểm: Sử dụng tốt với các phân vùng định dạng ext2, ext3 (ReiserFs thì tớ không có điều kiện kiểm chứng). Tận dụng được sự tiện dụng của TC.
Nhược điểm: Hơi chậm :D.