Never ask how to use, just wonder how to make...
Mar 29, 2009
Cây bút ma thuật
Magic pen - một game giải trí rất hay, phù hợp mọi đối tượng, nhất là bạn yêu vật lý :D
Mar 22, 2009
Làm chủ Linux Bash shell: Tùy biến command promt với biến $PS1

Tiếp tục seri bài làm chủ Linux Bash shell nào. Bài viết này được tôi dựa vào một tutorial của tôi trên FOTECH và mở rộng thêm, nếu bạn nào thấy hơi quen xin đừng thắc mắc >:).
Bash shell có khả năng hiển thị trước mỗi dòng lệnh một đoạn thông tin ngắn, gọi là dấu nhắc lệnh, hay command promt. Mặc định có dạng:
[user]@[host]:[đường dẫn]$VD:
thangphamduy@mr-PC:~$
PS1='[Noi dung muon hien thi]'VD: nếu dòng trên có nội dung là:
PS1='Welcome to my Linux 'thì trước mỗi dòng lệnh sẽ hiển thị đúng xâu trên.
Bạn có thể tùy biến xâu [Noi dung muon hien thi] bằng cách chèn vào một ký tự sau dấu thoát (backslash \) như sau:
\! Hiển thị số thứ tự của lệnh trong history
\# Hiển thị số thứ tự lệnh của lệnh hiện tại
\$ Hiển thị dấu $ nếu là user bình thường và dấu # nếu là user root
\\ Hiển thị dấu backslash (\)
\d Hiển thị ngày hiện tại
\h Hiển thị host name
\n In dấu xuống dòng
\s Hiển thị tên shell
\t Hiển thị giờ hiện tại
\u Hiển thị username
\W Hiển thị tên thư mục hiện hành
\w Hiển thị đường dẫn đầy đủ của thư mục hiện hành
PS1='\u\$'
sẽ cho kết quả: "root#"
PS1='\u@\t \w\$'
sẽ cho kết quả: "root@20:49:48 /etc/httpd#
PS1='\t \u@\h \s \$'
sẽ cho kết quả: "20:49:48 root@proLappy -bash #"
Bạn thử thiết lập biến PS1 như sau và xem kết quả như thế nào ^^
PS1='\[\033[01;32m\]\t \u@\h\[\033[00m\]:\[\033[01;34m\]\w\[\033[00m\]\$ '
Mã màu có dạng:
\[\033\[01;32m\]\]Hãy thay thế 32 với các số trong khoảng 30 - 37 để nhận được các màu khác nhau, thay thế 01 với các số trong khoảng 00 - 07 để nhận được các cách tô màu khác nhau (làm nhạt màu, màu gạch chân, màu highlight,...)
Mã đóng màu:
\[\033[00m\][*] Lưu ý:
- Nếu bạn không sử dụng mã đóng màu thì màu đó sẽ còn hiệu lực cho tới khi bạn dùng một mã màu khác thay thế.
- Việc thiết lập mã màu chỉ có ý nghĩa với những terminal có hỗ trợ màu 16bit trở lên như xterm, rxvt, hay gnome-terminal, konsole,...
Okie. Như thế là bạn đã có thể thêm các thông tin hữu ích và đẹp mắt vào trước mỗi dòng lệnh trong terminal. Nhưng nếu bạn logout, giá trị vừa thiết lập cho biến $PS1 sẽ bị reset về giá trị default! Để không phải thiết lập lại giá trị của biến này, hãy thêm vào cuối file ~/.bashrc dòng lệnh sau để export giá trị mới cho biến môi trường PS1:
export PS1='\n\[\033[02;31m\]. ___ ___ ___\[\033[00m\] |--- \[\033[02;33m\]\t \d\n\[\033[02;31m\] /__// _// ./\[\033[00m\] --- \[\033[01;32m\]\w\n\[\033[02;31m\]/ . / \ /__/\[\033[00m\] \[\033[02;35m\]\u@\h \[\033[02;37m\]\$ \[\033[02;38m\]'Chúc các bạn ngày chủ nhật vui vẻ.
Update: Để xem danh sách các mã màu và một số ví dụ khác, xin đọc entry Command promt và biến PS1 trên blog của tuyetkiem.
Mar 16, 2009
Giải pháp hoàn chỉnh cho việc convert file PDF thành file DOC
PDF và DOC, hai loại file văn bản phổ biến nhất hiện nay. Khi chúng ta soạn thảo, chúng ta tạo một file doc và sử dụng MS Word, OpenOffice Write hoặc một chương trình soạn thảo văn bản khác để chỉnh sửa file doc đó. File doc quả thật rất tiện dụng trong trường hợp này.
Tuy vậy, để "mang vác" file văn bản từ nơi này sang nơi khác mà vẫn giữ nguyên định dạng, đọc file văn bản tiện lợi, tốn ít tài nguyên hệ thống thì file doc không còn là một lựa chọn hợp lý. Nào, đoán xem... Okay, bạn đã đoán đúng: chúng ta nên sử dụng định dạng pdf. Hầu hết các tài liệu dạng read-only (ebook, scanned book,...) đều được xuất bản dưới định dạng pdf.
Và một quá trình rất hợp lý bắt đầu từ người viết đến người đọc diễn ra:
Tuy nhiên việc chuyển một file pdf về file doc một cách hoàn chỉnh cũng là một vấn đề nan giải. Đã một thời gian dài, chúng ta luôn cố tìm một ứng dụng convert như thế: Convert giữ nguyên font chữ, bullet, căn lề, bảng,... và... tiếng Việt.
Trong bài viết này tôi xin giới thiệu một công cụ thỏa mãn khá đầy đủ các yêu cầu trên: http://www.pdftoword.com/. Đây là một ứng dụng trên nền Web do Nitro software cung cấp. Việc sử dụng quá đơn giản, có lẽ không cần phải trình bày nhiều. Xin đưa kết quả lên đây là đủ:
Nguồn:
Kết quả:
Và đây là toàn bộ file kết quả: http://duythang.net.googlepages.com/SudungGrub.doc .
Tuy vậy, để "mang vác" file văn bản từ nơi này sang nơi khác mà vẫn giữ nguyên định dạng, đọc file văn bản tiện lợi, tốn ít tài nguyên hệ thống thì file doc không còn là một lựa chọn hợp lý. Nào, đoán xem... Okay, bạn đã đoán đúng: chúng ta nên sử dụng định dạng pdf. Hầu hết các tài liệu dạng read-only (ebook, scanned book,...) đều được xuất bản dưới định dạng pdf.
Và một quá trình rất hợp lý bắt đầu từ người viết đến người đọc diễn ra:
Soạn thảo file doc -> convert DOC to PDF -> đọc file pdfTuy nhiên đôi khi quá trình này không nên kết thúc ở đây: người đọc cũng muốn chỉnh sửa file pdf đã xuất bản. Có hai lựa chọn: sử dụng một chương trình chỉnh sửa file pdf, hoặc convert ngược từ pdf về doc. Thường thì chương trình chỉnh sửa file pdf sẽ không có đầy đủ tính năng như một chương trình soạn thảo văn bản chuyên dụng. Do đó chúng ta thường chọn cách thứ hai.
Tuy nhiên việc chuyển một file pdf về file doc một cách hoàn chỉnh cũng là một vấn đề nan giải. Đã một thời gian dài, chúng ta luôn cố tìm một ứng dụng convert như thế: Convert giữ nguyên font chữ, bullet, căn lề, bảng,... và... tiếng Việt.
Trong bài viết này tôi xin giới thiệu một công cụ thỏa mãn khá đầy đủ các yêu cầu trên: http://www.pdftoword.com/. Đây là một ứng dụng trên nền Web do Nitro software cung cấp. Việc sử dụng quá đơn giản, có lẽ không cần phải trình bày nhiều. Xin đưa kết quả lên đây là đủ:
Nguồn:
Kết quả:
Và đây là toàn bộ file kết quả: http://duythang.net.googlepages.com/SudungGrub.doc .
Mar 1, 2009
Subscribe to:
Posts (Atom)